Phần đầu chap này hứa rằng mình sẽ biết một vài ‘common coding idioms’ và hai khái niệm anonymous function và closure được nhấn mạnh. Anoynymous function là các hàm không tên, cái này không có gì lạ cả. Sách mất một đoạn giới thiệu loại hàm này. Tiếp đến là khái niệm hoisting nghĩa là dùng function declaration bất kì đầu trong code thay vì viết function expression ở trên đầu.
Mọi thứ có vẻ không có gì thú vị cho đến khi có một câu hỏi. So sánh hai đoạn code sau và giải thích sự khác biệt:
var secret = '007';
function getSecret() {
var secret = '008';
function getValue() {
return secret;
}
return getValue();
}
var getValueFun = getSecret();
getValueFun;
var secret = '007';
function getSecret() {
var secret = '008';
function getValue() {
return secret;
}
return getValue;
}
var getValueFun = getSecret();
getValueFun();
Cả hai đoạn code này đều cho cùng một kết quả, khác nhau chỉ la Speciment #1 không return getValue()
(chắc tại cái ngoặc tròn làm nó bị vô hiệu hóa) mà chỉ return giá trị của secret
. Do vậy lúc đặt var getValueFun = getSecret()
, giá trị của getValueFun
là giá trị của secret
(hay là chuỗi "008"
). getValueFun
giờ là một string.
Tuy nhiên với Seciment #2 thì getValue
được return nên việc đặt var getValueFun = getSecret();
giống như đặt hàm getValue()
là getValueFun
. Lúc này getValueFun
là một hàm chứ ko phải một chuỗi như ở Speciment #1, do đó để gọi getValueFun
thì phải có ngoặc tròn ở cạnh.
Closure là một khái niệm được sách nói là phức tạp nhưng quan trọng. Sách có định nghĩa nó là một hàm đồng nhất với môi trường tham chiếu. Khi đó ta nói hàm đó được closed hay đã có một closure.
Dù tự tay viết ra mình vẫn chả hiểu nó là gì, thôi thì chỉ quan tâm xem nó giúp ích được gì và dùng như thế nào
Closure có giá trị để hạn chế sử dụng biến global, ví dụ như khi này
var count = 0;
function counter() {
count = count + 1;
return count;
}
Thực ra đoạn code này không có vấn đề gì cả, chỉ là khi làm việc nhóm có thể có nhiều người cùng chọn tên biến là “count”. Do vậy nên để biến này là local. Sách có hướng dẫn một cách tiếp cận:
function makeCounter() {
var count = 0;
function counter() {
count = count + 1;
return count;
}
return counter;
}
Và thế là chúng ta có closure. Nói ngắn gọn là ta dùng cho tất cả vào hàm makeCounter
để rồi return lại hàm counter
sau này dùng.
Cách thứ hai để có closure là khi ta dùng một hàm ở trong một hàm khác để xử lý biến tự do (hay biến local). Ví dụ như
function makeTimer(doneMessage, n) {
setTimeout(function() {
alert(doneMessage);
}, n);
}
doneMessage
là một biến tự do trong khi function() { alert(doneMessage)}
là một hàm được truyền vào setTimeout
. Vậy là ta đã có closure
Chương này còn nói đến những cái như Lexical scope và free variables. Đoạn đầu có đề cập đến nested function. Chung quy lại với người mới nhập môn như mình những thứ này rất có ích để đọc code đỡ khó chịu và có thể làm quen với syntax của ES6 dễ hơn.
HungHayHo 25-04-2018