Mục tiêu của Đạo là làm thay đổi người quan sát chứ không thay đổi sự vật, sự việc được quan sát.
Tôi sẽ dùng một ví dụ để nói lên công hiệu của Đạo. Giả sử như có một người con gái cần giặt 1 chậu quần áo rất to. Việc giặt giũ này với người con gái có thể là công việc lao động nặng nhọc. Nếu cô ấy tuân theo Đạo thì có ấy có thể quán chiếu hơi thở, quán chiếu thân thể và sự vô thường của vạn pháp mà từ đó hiểu được nhân duyên gì khiến cô ấy cần giặt chậu quần áo này. Cô ấy chánh niệm, tỉnh thức khi giặt quần áo nên cô ấy thấy rõ vết bẩn, thấy rõ cần chà quần áo ra sao, cần giũ quần áo thể nào cho sạch, cho nhanh mà lại tiết kiệm sức. Cô ấy sẽ thực hiện công việc mà trong lòng không còn khổ đau. Sự giải thoát nằm ở tâm trí nên vì vậy dù hoàn cảnh có ra sao thì người ta vẫn bình thản: “Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến”.
Nhưng Khoa học lại có câu trả lời khác cho vấn đề này. Để bớt đi khổ đau sinh tồn, con người cần sử dụng các loại máy móc khoa học tiến bộ để giải phóng cơ thể. Trong trường hợp của cô gái kia, khoa học sinh ra “máy giặt” chạy điện. Cô gái ấy chỉ cần cho quần áo vào máy rồi bấm nút và thế là sự khổ về giặt giũ của cô ấy sẽ không còn nữa. Sự giải thoát chính là sự giải phóng, cô gái giờ đây vẫn có thể có quần áo sạch mà không cần mất công ngồi giặt.
Câu trả lời của Khoa học kỹ thuật về nỗi khổ của con người chính là sự giải phóng về thể xác. Để đạt được sự giải phóng này, chí ít là đến thời điểm hiện tại thì ta cần đến tiền bạc. Như trong câu chuyện trên, cô gái ấy cần tiền mua máy giặt, tiền bảo trì máy giặt, tiền nước và tiền điện. Để có được sự giải thoát của Khoa học kỹ thuật, bạn không những cần những phát minh từ các nhà khoa học, nhà sáng chế mà bạn còn cần có tiền để được sở hữu các phát minh đó. Một số giới hạn của Khoa học kỹ thuật mà tôi có thể liệt kê ra ở dưới đây là:
Ngay cả với những thứ tôi vừa trình bày, tôi vẫn tin rằng con đường của khoa học hay (một số) tôn giáo mặc dù cách thức khác nhau nhưng không loại trừ nhau. Rất khó tìm thấy Đạo khi cơ thể vẫn phải bó buộc với nỗi lo sinh tồn hàng ngày, nhưng sự tiện lợi mà khoa học đem lại nếu không được sử dụng đúng và phù hợp cũng rất có thể dẫn tới tha hoá. Trong tương lai tôi hy vọng tiếp tục tìm được những người bắc cầu nối giữa khoa học và tôn giáo, giữa cơ thể và tâm hồn.